Những cách trị rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ vô cùng đơn giản, hiệu quả

Tác giả: Blogger Trần Thắng
Xuất bản: Cập nhật: 416 views

Hiện tượng rụng tóc là bình thường nhưng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ, đây là một chứng bệnh khá là nguy hiểm nên cha mẹ không thể xem thường. Nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển. Hãy cùng Bestxinh.com đi tìm lời giải đáp, cũng như phương pháp điều trị thích hợp.

Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ là gì?

  • Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ là hiện tượng tóc của trẻ bị rụng tóc rất nhiều ở phía sau gáy và hình thành một vành giống khăn bao quanh đầu. Thường thì bệnh này gặp đa số bé nhỏ ở độ tuổi 3-6 tháng.
  • Ngoài hiện tượng tóc bị rụng thì trẻ nhỏ sẽ hay dễ bị mất ngủ, quấy khóc vào ban đêm. Đi kèm theo là bé dễ bị đổ mồ hôi và vận động chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Rụng tóc vành khăn ở trẻ xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, chính vì vậy cha mẹ không nên  chủ quan, cần đưa bé đi thăm khám để phát hiện bệnh mà điều trị theo hướng tốt nhất có thể.
Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ là hiện tượng gì?

Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ là hiện tượng gì?

Thông tin thêm: Trẻ sơ bị rụng tóc phải làm thế nào? 

Nguyên nhân gây ra rụng tóc ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rụng tóc là nỗi lo và băn khoăn của bậc làm cha mẹ, dưới đây là một số nguyên gây ra rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ:

Xem thêm:   +4 Công thức ủ tóc bằng bia giúp mái tóc chắc khỏe, suôn mượt

Do thiếu vitamin D

  • Trong giai đoạn đầu đời trẻ nhỏ cần rất là nhiều vitamin, trong đó vitamin D là rất quan trọng. Vì cơ thể bé chưa tự tổng hợp được vitamin D nên nếu không được cung cấp đủ thì sẽ bị thiếu. 
  • Vitamin D rất quan trọng trong việc hình thành lông và tóc, giúp chuyển hóa thành canxi cho bé phát triển một cách toàn diện, hạn chế bệnh còi xương ở trẻ.
Trẻ bị thiếu vitamin D có thể gây rụng tóc vành khăn

Trẻ bị thiếu vitamin D có thể gây rụng tóc vành khăn

Tóc bé mỏng và sát

Đa số hầu hết các bé nhỏ thường hay có nằm ngửa, nên vùng da đầu ở phía sau sẽ tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài nên làm cho tóc khó mà mọc lên được. Đặc biệt, với những bé có sợi tóc mỏng lại càng dễ rụng  hiện tượng này không tránh khỏi.

Da đầu bị nấm

Nấm da đầu không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng bị. Cha mẹ  thấy trên da đầu bé có khoảng trống  tóc không thể mọc lên được thì có thể mắc vài dạng nấm. Thường thì nấm da đầu sẽ lây lan sang các vùng da khác của cơ thể, vì vậy cha mẹ cần đặc biệt chú ý theo dõi không nên lơ là hay bỏ qua những dấu hiệu mà bản thân nghi ngờ làm ảnh hưởng đến con.

Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu có dấu hiệu bất thường

Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu có dấu hiệu bất thường

Có thể bạn cần biết: Trẻ em tóc bạc sớm là bị bệnh gì?

Chẩn đoán rụng tóc vành khăn ở trẻ

Khi nhìn thấy tóc ở trẻ hay bị rụng ở phía sau gáy, trẻ lại hay quấy khóc, lười bú, lười vận động. Gia đình hãy đưa trẻ đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành quá trình chẩn đoán như sau:

  • Kiểm tra  lâm sàng: với những chuyên môn và kinh nghiệm  bác sĩ sẽ quan sát vị trí tóc rụng, cơ thể bên ngoài của trẻ.
  • Kiểm tra xét nghiệm cận lâm sàng: bác sĩ sẽ lấy máu của trẻ để đi xét nghiệm, coi cơ thể của bé có bị thiếu vitamin D, thiếu sắt, hay thiếu chất dinh dưỡng nào không.
  • Từ hai xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ đưa ra nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị tốt nhất cho trẻ.
Xem thêm:   Cách giữ nếp tóc uốn cụp đẹp chuẩn tự nhiên

Những cách điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ tại nhà nhưng cực hiệu quả

Có rất là nhiều phương pháp điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ, nhưng các bậc cha mẹ nên áp dụng các biện pháp dưới đây như sau:

Cần bổ sung vitamin D3 

  • Việc thiếu hụt vitamin D3 là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh rụng tóc ở trẻ nhỏ. Vì vậy việc bổ sung dưỡng chất này là vô cùng cần thiết. Trong vitamin D3 có chức năng điều khiển chuyển hóa canxi và phosphat giúp tạo khoáng, xương phát triển, hạn chế bệnh “còi xương” ở trẻ.
  • Tùy theo độ tuổi của trẻ mà bổ sung vitamin D3 cho phù hợp. Với trẻ 3 tháng tuổi trở lên thì dùng 5 giọt/ ngày. Sau 4 tuần giảm xuống còn 4 giọt/ ngày. Sau 6 tuần uống từ 2-3 giọt/ ngày, dùng đến khi trẻ đủ 18 tháng.
  • Gia đình cũng cần bổ sung vitamin ngoài trời bằng cách phơi nắng cho bé từ 6h-7h30 mỗi buổi sáng, mỗi ngày nên  cho bé bú đủ 1200ml-1400ml sữa và cần phải ngủ đủ 10-11 tiếng mỗi đêm.

Thường xuyên đổi tư thế cho trẻ

Không nên cho trẻ nằm một tư thế quá lâu mà bạn  hãy thường xuyên trở người cho trẻ. Tốt nhất nên xoay người cho bé từ 1-2 tiếng.

Cần bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng cho trẻ

Thiếu nhiều chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ra tóc rụng ở trẻ. Nếu bé đang ở giai đoạn bú thì gia đình nên  cho bé bú nhiều lần trong ngày. Khi bé ở tuổi ăn dặm nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết như canxi, kẽm, sắt,.. 

Xem ngay: Nguyên nhân khiến trẻ 14 tuổi bị rụng tóc

Qua bài viết trên cũng giúp được bậc cha mẹ hiểu được nguyên nhân cũng như cách điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ. Khi thấy biểu hiện của bệnh cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế hay bệnh viện để các bác sĩ bác thăm khám và có hướng điều trị cho phù hợp, đừng quá lo lắng vì bệnh này có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, Chúc cha mẹ sẽ tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. 

Xem thêm:   Bỏ túi các cách trị rụng tóc bằng bia cực kỳ đơn giản tại nhà

Bài viết dành cho bạn

Tham gia bình luận